Cách tạo website chi tiết A-Z cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để tạo website khi bạn không phải là người rành về công nghệ? Đừng lo lắng, trong bài viết này, Blog Sapo sẽ hướng dẫn cách tạo website từ A - Z một cách đơn giản và hiệu quả nhất cho dù bạn không chuyên về lập trình code hay một kỹ thuật nào đó. 

Bắt đầu ngay thôi nào, tự tay tạo 1 trang web kinh doanh dễ dàng theo các bước dưới đây:

Mục lục bài viết Mục lục bài viết

Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho trang web sẽ lập - bước đầu quan trọng của cách tạo website

Việc xây dựng cho mình một ý tưởng và xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt tay vào làm việc gì đó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình triển khai sau này.cach-tao-website-1.png

Và hiển nhiên để có thể tạo một trang web thực sự hiệu quả và phù hợp nhất với ý định của bạn, hãy chú ý các điều dưới đây:   

1.1. Lựa chọn loại hình website phù hợp

Trên thực tế, có rất nhiều loại website nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của người kinh doanh. Trước khi tìm hiểu chi tiết cách tạo website như thế nào, bạn cần xác định loại hình web muốn khởi tạo.

Mỗi loại website sẽ có thiết kế, giao diện, tính năng, ứng dụng tích hợp và hiệu quả riêng biệt. Và nhiệm vụ của chúng ta là lựa chọn loại hình website phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Một số loại hình website phổ biến nhất hiện nay có thể được kể đến như:

  • Website bán hàng: Tạo các trang web thương mại điện tử, website bán hàng online theo ngành nghề...
  • Website doanh nghiệp, website giới thiệu công ty
  • Website giáo dục: Dành các trường học, trung tâm học trực tuyến hoặc bán khóa học, bài giảng, tài liệu học tập...
  • Website tin tức, báo điện tử
  • Website dạng forum (diễn đàn), các trang rao vặt, trao đổi mua bán
  • Website dạng Blog cá nhân: Chia sẻ kiến thức, tạo thương hiệu cá nhân hoặc đăng các dự án cá nhân thực hiện dạng portfolio.
  • Website dạng Landing page: Chủ yếu dùng để giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Landing page cũng thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo...

1.2. Xác định các chức năng, công nghệ cần thiết cho website  

Khi đã lựa chọn cho mình loại hình website phù hợp, bạn cần tìm hiểu và xác định chức năng hay công nghệ nào cần thiết cho website của mình trước khi thiết kế trang web.

Chẳng hạn, với việc thiết kế website bán hàng, bạn cần trang bị chức năng mua hàng theo quy trình tự động (giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán trực tuyến,...)

Một website forum (diễn đàn) cần có tính năng đăng ký/ đăng nhập thành viên, trang thảo luận theo topic...

Hay một website về lĩnh vực Thiết kế thi công nội thất cần được tích hợp thêm Form tư vấn về phong thủy, báo giá tự động...

Trên hành trình đồng hành và hỗ trợ các nhà kinh doanh tạo lập, thiết kế website chuyên nghiệp, Sapo Web đã tổng hợp một số yếu tố về mặt công nghệ được khách hàng quan tâm nhiều nhất hiện nay như:

  • Website cần có tốc độ tải trang nhanh
  • Website cần có độ bảo mật cao
  • Website hỗ trợ SEO tốt
  • Website có trang quan trị dễ sử dụng
  • Website dễ dàng nâng cấp, bổ sung và cài đặt các ứng dụng hoặc chức năng tiện ích theo nhu cầu của khách hàng
  • Website được tối ưu về mặt UX/UI

huong-dan-tao-website-cach-lap-trang-web-8-1.png

Một ý tưởng tuyệt vời cho trang web của bạn trong tương lai sẽ được hình thành khi bạn xác định được các mục tiêu cũng như mong muốn của mình một cách rõ ràng.

Đây cũng là một cách hiệu quả giúp các bạn không phải chi trả một khoản chi phí khổng lồ cho những tính năng hoặc công nghệ "thừa thãi" không cần thiết. 

Sau khi đã lên ý tưởng cơ bản cho việc xây dựng website, hãy tiến hành bước tiếp theo: Đăng ký tên miền và thuê web hosting ngay nào.

Bước 2: Đăng ký tên miền (domain) website

Nếu quá trình tạo website được hình dung như quá trình xây dựng một ngôi nhà, thì tên miền được ví như địa chỉ của ngôi nhà đó và mọi người có thể thông qua địa chỉ tên miền để tìm đến trang web của bạn.

Và hiển nhiên, trước khi tạo trang web, bạn hãy lựa chọn cho mình một tên miền thật ưng ý. 

Ý tưởng cho các tên miền vô cùng đa dạng, và bạn có thể lựa chọn dựa trên sở thích của mình, hoặc gắn nó với một dấu hiệu nhận biết nào đó liên quan đến cá nhân/ doanh nghiệp/ thương hiệu/ sản phẩm của bạn.

Quy trình đăng ký tên miền website khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

- B1: Lên ý tưởng tên miền 

- B2: Check tên miền khả dụng

Bạn có thể truy cập vào trang web của một số đơn vị cung cấp tên miền uy tín hiện nay để kiểm tra tên miền mình muốn đăng ký đã bị bên nào đăng ký trước chưa.

Nếu chưa có đơn vị nào đăng ký trước, bạn hoàn hoàn có thể lựa chọn đặt mua theo mức đã đã được công khai trên trang web.

Mức giá đăng ký tên miền sẽ phụ thuộc vào miền (đuôi) mở rộng bạn lựa chọn. Thông thường miền .com hoặc .vn sẽ có mức giá cao hơn các miền khác, nhưng cũng là những miền được lựa chọn nhất.

huong-dan-tao-website-cach-lap-trang-web-11-1.png

- B3: Liên hệ và đăng ký mua tên miền đã chọn

Bạn có thể đăng ký cùng lúc nhiều tên miền khác nhau theo nhu cầu của mình.

Một số tips cần chú ý trong quá trình lựa chọn và đăng ký tên miền website bạn nhất định phải biết:

Tránh đặt tên miền quá dài, tên miền chứa ký tự số hoặc các ký tự đặc biệt

Hãy đặt tên miền dựa trên thương hiệu doanh nghiệp/ sản phẩm/ cá nhân của bạn

Cân nhắc lựa chọn các miền mở rộng: .com, .vn, .com.vn, .org, .net...

Đặc biệt tránh các tên miền khó phát âm hoặc khi viết có liên tưởng đến những nội dung, ý nghĩa không tốt hoặc bị cấm theo pháp luật.

Tránh lựa chọn tên miền gần giống với một tên miền nào đó đã được đăng ký từ trước

Bước 3: Thuê web hosting 

Web hosting được hiểu là nơi bạn đặt và lưu trữ toàn bộ dữ liệu (data) của website, để người truy cập website có thể tìm đến và tải dữ liệu khi cần. Nó được hình dung như mảnh đất để bạn xây lên một ngôi nhà vậy. 

huong-dan-tao-website-cach-lap-trang-web-2-1.png

Sau khi lựa chọn được web hosting ưng ý, bạn cần kết nối tên miền của mình đã đăng ký trước đó và hosting lại với nhau, hay còn gọi là trỏ Tên miền về Hosting.

Một số tiêu chí bạn cần quan tâm khi lựa chọn gói web hosting:

  • Số lượng website có thể host
  • Chứng chỉ bảo mật SSL
  • Dung lượng database, băng thông
  • Ram (bộ nhớ trong)
  • Control panel (trang quản trị) thân thiện

Đội ngũ tư vấn thân thiện, chuyên nghiệp, hỗ trợ trọn đời...

Đối với các website dạng Self-hosted (như Wordpress, Woo Commerce...) hoặc website dạng custom (tự code), bạn phải tự thuê hosting cho website của mình và  điều này sẽ khá phức tạp đối với những người không có nhiều kiến thức về công nghệ, lập trình.

Trong khi nếu lựa chọn website dạng Cloud Platform, điển hình là Sapo Web bạn sẽ không cần quan tâm nhiều về hosting hay bảo mật SSL. Thay vào đó trang web của bạn sẽ được xây dựng trực tiếp trên hosting của đơn vị cung cấp nền tảng. 

 

 

 

Bình luận

Họ và Tên *

Nội dung *

Đăng ký nhận thông tin

Và các chương trình khuyến mãi